Tất tần tật bí kíp khoanh lụi đạt điểm cao nhất khi làm bài thi trắc nghiệm
1. Trường hợp không làm được bất kỳ câu nào (khoanh chống liệt)
Mẹo này chỉ dành cho những bạn muốn khoanh chồng liệt để đậu tốt nghiệp THPT. Xác suất để các em đạt trên 2 điểm với phương pháp này khá cao. Tuy nhiên các em lưu ý, phương pháp này sẽ không phù hợp với những bạn muốn có thành thích cao trong bài thi trắc nghiệm đâu nhé!
Bước 1. Nhóm các các câu hỏi thành từng nhóm:
Ví dụ: Đề thi trắc nghiệm có 40 câu, em thực hiện nhóm mỗi 5 câu thành 1 nhóm như sau: câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40 (tương tự nếu đề 50 câu thì em chia thành các nhóm 10 câu).
Bước 2. Khoanh trắc nghiệm:
Sau khi đã nhóm các câu hỏi lại, em thực hiện khoang cùng một đáp án giống nhau cho các câu hỏi trong từng nhóm theo tuần tự từ A, B, C, D. Ví dụ:
+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) tô toàn bộ đáp án A;
+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) tô toàn bộ đáp án B;
+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) tô toàn bộ đáp án C;
+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) tô toàn bộ đáp án D;
+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng, tô toàn bộ đáp án A;
+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) tô toàn bộ đáp án B;
+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) tô toàn bộ đáp án C;
+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) tô toàn bộ đáp án D.
(Như ảnh minh họa dưới đây).
Phương án này sẽ giúp các em vượt quá mức điểm liệt khi xét tốt nghiệp THPT. Để kiểm chứng, các em có thể đối chiếu với đáp án của một đề thi bật kỳ, áp dụng được với đề trắc nghiệm tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, nhấn mạnh một lần nữa, đây là phương chỉ dành cho các môn nào đó em thực sự kém, chỉ cần đạt mức điểm chống liệt để đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT thôi nhé!
2. Trường hợp thí sinh đã làm được bài những còn sót vài câu “khó nhằn”
Để tối ưu hóa điểm số, đạt kết quả cao nhất trong khả năng của mình, các em có thể sử dụng mẹo làm bài sau.
– Làm các câu dễ trước tiên: Câu dễ thường nằm ở các câu hỏi nhận biết, thông hiểu hay vận dụng thấp, dạng câu này có thể đọc và biết ngay đáp án, hoặc có thể tính toán được ngày với những công thưcs đơn giản. Do đó để tối ưu thơi gian, các em cần lướt qua đề thi để các định khu vực các câu khó, dễ trong bài. Làm bài nhanh, chắc chắn và khoanh đáp án ngay ở phần câu hỏi dễ.
– Làm các câu hỏi trung bình: Đây là dạng câu hỏi các em hoàn toàn có thể xử lý được, tuy nhiên quá trình làm sẽ mất thời gian lâu hơn một chút, cần vận dụng nhiều công thức hơn. Các em làm cẩn thận các câu trung bình, nếu có câu chưa giải quyết được, hãy đánh dấu lại và chuyển ngay sang câu kế tiếp để sau đó còn thời gian quay lại giải sau. Đừng mất quá nhiều thời gian ở 1 câu hỏi (chỉ nên dành tối đa 2 phút cho mỗi câu)
– Giải các câu hỏi khó: Các câu hỏi khó thường là những câu vận dụng cao, ngữ liệu/dạng bài mới, lạ, yêu cầu kiến thức chắc và khả năng tư duy logic tốt. Với dạng câu này, các em cần đọc đề thật kỹ, phân tích cẩn thận dữ liệu từng câu (vẫn cần theo dõi căn thời gian hợp lý). Các em chỉ nên dành 4-5 phút cho 1 câu hỏi nếu cảm thấy quá bế tắc và chuyển ngay sang câu hỏi tiếp theo.
– Quay lại giải các câu hỏi đã bỏ qua nếu còn thời gian: Trước đó, các em đã bỏ lại một số câu chưa giải được. Nếu còn thời gian, hãy đọc kỹ lại những câu này theo mức độ từ dễ tới khó bởi có thể lúc này các em sẽ chợt nhớ ra cách giải. Trường hợp vẫn không giải ra, các em có thể suy luận, loại trừ, thay đáp án để tìm ra kết quả.
– Chọn tất cả một đáp án với những câu không làm được: Bước này, các em hãy thống kê lại đáp án ở những câu đã làm, xem trong các đáp án A, B, C, D, đáp án nào ít xuất hiện nhất thì chọn toàn bộ đáp án cho những câu còn lại ở đáp án đó. Ví dụ: Bài làm của các em, có 14 lần đáp án A, 5 lần đáp án B, 8 lần đáp án C, 7 lần đáp án D. Như vậy, tổng số đáp án B trong bài là ít nhất, 6 câu còn lại chưa làm được các em hãy khoanh toàn bộ đáp án B.
(Nguồn: Sưu tầm)